Triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2023
( Cập nhật lúc:
28/03/2023
)
Ngày 23/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch số 206/KH-UBND về triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2023.
Nhằm thực hiện các Kế hoạch, Nghị quyết về giáo dục nghề nghiệp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 23/3/2023 về triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2023.
Kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể: Tuyển sinh đào tạo nghề cho 6.000 người. Trong đó: Trường cao đẳng Bắc Kạn: 340 người (Trình độ cao đẳng 60 người; trình độ trung cấp 280 người); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 5.660 người (riêng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 3.000 người). Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh năm 2023 đạt 47% trở lên. Với các nhiệm vụ cụ thể:
1. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về GDNN trong tình hình mới; đổi mới và tăng cường công tác truyền thông về GDNN; triển khai thực hiện có hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu theo các Nghị quyết, Kế hoạch của HĐND, UBND tỉnh: Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 12/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 768/KH-UBND ngày 15/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện tốt các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (chỉ số đào tạo lao động). Nghị quyết số 96/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 21/01/2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn triển khai thực hiện Nghị quyết số 96/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 23/02/2022 của UBND tỉnh Bắc Kan thực hiện Quyết định 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các văn bản liên quan.
2. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ công tác GDNN từ các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, dự án khác; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 phù hợp với tình hình mới. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục nghề, mức chi phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, người khuyết tật trên địa bàn tỉnh, lựa chọn các ngành, nghề mới phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịnh cơ cấu ngành, nghề của từng địa phương.
3. Nâng cao chất lượng GDNN tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, tăng cường liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng với các doanh nghiệp, phối hợp với các doanh nghiệp để tuyển sinh, đào tạo và tuyển dụng lao động sau đào tạo; triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo thường xuyên, đào tạo lại cho người lao động, nhất là đào tạo các kỹ năng làm việc, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp trong tình hình mới; tăng cường các hoạt động đào tạo nghề nghiệp cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và các nhóm đối tượng yếu thế khác trong xã hội; hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Tăng cường nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho GDNN. Tiếp tục hướng dẫn địa phương và cơ sở GDNN triển khai hiệu quả các tiểu dự án, nội dung về GDNN thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và chương trình đầu tư công giai đoạn 2021-2025.
5. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của GDNN; Tích cực thực hiện chuyển đổi số; đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về lao động có tay nghề.
6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước về GDNN; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức của ngành làm công tác quản lý nhà nước về GDNN theo hướng hiện đại. Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ hoạt động dạy và học ngoại ngữ; đẩy mạnh triển khai tự chủ của các cơ sở GDNN.
7. Ưu tiên phát triển, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo. Tiếp tục rà soát, triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các cơ sở GDNN, người dạy nghề tại các doanh nghiệp; đẩy mạnh kiểm định chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp.
8. Tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở GDNN có uy tín trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn và hội nhập quốc tế.
9. Triển khai thực hiện xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật các ngành, nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
10. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật GDNN trên địa bàn tỉnh.